Nhảy việc và những khái niệm liên quan

Còn T.T.H.Thu thì đang khốn khổ vì khi rời công ty cũ đã không được nhận lương do nghỉ việc đột ngột. Thu chia sẻ: “Cái này là do mình xử lý

Không chỉ H., không ít bạn trẻ hiện đang xem như một việc khá bình thường dù khi sang một đơn vị mới đồng nghĩa với một quá trình phấn đấu mới.

Giải thích việc trong một thời gian ngắn đã nhảy ba công ty, N.Đ.H. (đang làm ở một công ty điện toán) nói: “Công ty đầu tiên mình vào làm việc là vì mới ra trường, chưa việc làm nên phải làm đại. Vào công ty thứ hai thì lương bèo quá, giờ định sang công ty thứ tư là do tại công ty thứ ba khả năng thăng tiến không cao…”.

Bạn H.Phương, hiện đang làm PR (giao tiếp cộng đồng) cho một đơn vị, người “nhảy” khá nhiều công ty, cho rằng: “Tuổi trẻ năng động và với tình hình thị trường lao động hiện nay không tội gì phải bó buộc mình vào một vị trí, một công ty nào đó. Chỗ nào tốt mình đến, đó là qui luật tất yếu của cuộc sống”. Vấn đề mà H.Phương chia sẻ là: “Khi bỏ nơi nào đó, phải nói cho đơn vị ấy biết nguyên nhân, báo trước đàng hoàng, đó là văn hóa nghỉ việc mà mỗi lao động cần phải có”.

Cẩn thận vì không hiếm trường hợp nhảy việc mà không có một sự chuẩn bị, thậm chí không biết rõ nơi mình đến. L.A.T. là một trong những trường hợp như thế. Đang làm ngon lành ở một công ty IT, A.T. nghỉ ngang để sang một công ty mà T. đọc được quảng cáo từ… tờ rơi ở một ngã tư. Sau khi nghỉ việc, đến công ty mới A.T. tá hỏa khi môi trường mới còn tệ hơn nơi làm việc trước đó.

Còn T.T.H.Thu thì đang khốn khổ vì khi rời công ty cũ đã không được nhận lương do nghỉ việc đột ngột. Thu chia sẻ: “Cái này là do mình xử lý vội vàng, nhưng công việc sau hối thúc nên đành đệ đơn xin nghỉ, thật ra nên có lộ trình nghỉ thì mới nhận được lương”. Và cũng nhiều bạn luôn có tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Anh Hồ Văn Tú, đang làm khá ổn định tại một cửa hàng điện thoại di động ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM, người đã từng trải qua tâm lý ấy, bộc bạch: “Khi mới vô công ty mình không học cách thích nghi mà cứ thích soi mói những cái chưa được để rồi thấy khó chịu và tìm việc mới. “Nhảy” nhiều nơi và mình nhận ra rằng ở nơi nào cũng có cái được, cái chưa được. Điều quan trọng là biết khai thác cái được và hạn chế cái chưa được”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *